SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.
Bảo hiểm đóng vai trò là công cụ góp phần ổn định các hoạt động kinh tế xã hội đời sống của dân cư, thúc đẩy quá trình tích tụ vốn trong xã hội.
Để tránh thất thoát cho tài sản các pháp nhân, thể nhân có thể tham gia bảo hiểm cho tài sản của mình và nếu gặp rủi ro thì thiệt hạn sẽ được bù đắp bằng tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm chi trả. Đồng thời, cũng chính nhờ tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho các pháp nhân, thể nhân có thể duy trì được hoạt động bình thường, ổn định đời sống khi gặp rủi ro. Mặt khác an toàn về tính mạng, sức khoẻ là vấn đề được cá nhân, cộng đồng và Nhà nước quan tâm. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đóng vai trò tích cực trong việc bù đắp vật chất trong các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, nó trở thành một trong những phương tiện bảo vệ con người.
Ngoài ra, việc tham gia bảo hiểm có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy người tham gia bảo hiểm áp dụng các biện pháp phòng tránh rủi ro và giảm bớt các hậu quả của rủi ro. Bởi vì, phòng tránh và giảm bớt hậu quả của rủi ro là nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm được pháp luật ghi nhận và thường được các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm ghi thành các điều khoản hợp đồng. Do mối quan hệ ràng buộc như vậy giữa người tham gia bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm nên hoạt động kinh doanh bảo hiểm có vai trò tích cực trong việc bảo đảm an toàn cho đời sống cộng đồng và cho nền kinh tế.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, bảo hiểm càng chứng minh có vai trò là công cụ động viên, tập trung vốn cho nền kinh tế. Bởi vì, nhiều tổ chức, cá nhân đơn lẻ đóng phí bảo hiểm tạo nên quỹ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm và trong thời gian chưa sử dụng, quỹ bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để tham gia các hình thức đầu tư.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động đặc thù phức tạp – kinh doanh trên những rủi ro, có xung đột lợi ích trực tiếp, dễ bị lợi dụng, khó quản lý giám sát, cần có pháp luật điều chỉnh để bảo vệ lợi ích của các chủ tthể tham gia trong những điều kiện khả thi. Ngoài ra, trong một số trường hợp bảo hiểm liên quan đến chủ thể thứ ba.
Ví dụ: Theo chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện tham gia giao thông cơ giới đối với người thứ ba thì người mua phí bảo hiểm là chủ phương tiện tham gia giao thông cơ giới còn người được hưởng tiền bảo hiểm là người thứ ba bị thiệt hại. Do đó việc ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa chủ phương tiện và doanh nghiệp bảo hiểm là nhằm bảo vệ lợi ích cho người thứ ba.
Thứ ba, pháp luật là công cụ bảo đảm cho các hoạt động của các chủ thể tham gia bảo hiểm thương mại phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội
Do bản chất và chức năng của nó mà pháp luật đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nếu thiếu sự điều chỉnh của pháp luật thì hoạt động kinh doanh bảo hiểm không thể tiến hành thuật lợi và nghĩa vụ của các bên tham ra quan hệ bảo hiểm sẽ không được bảo đảm thực hiện trong những trật tự phù hợp với lợi ích của Nhà nước và cộng đồng.
Nhận xét
Đăng nhận xét